Nhanh thất vô mạch, với những người không học và tìm hiểu về ngành y thì nó chỉ là một cụm từ bình thường như bất cứ một cum từ nào khác nhưng với chúng tôi những người đang ngày đêm chiến đấu với hàng trăm hàng ngàn căn bệnh từ những loại thông thường, đơn giản đến nguy kịch hiểm ngèo nhất thì Nhanh thất vô mạch lại luôn là nỗi ám ảnh mỗi khi nghe hoặc nghĩ đến nó, ám ảnh bởi lẽ tỷ lệ cứu được bệnh nhân khi đã rơi vào tình trạng nhanh thất, vô mạch kể cả ở những bệnh viện chuyên khoa tim mạch, bệnh viện tuyến trung ương… cũng chỉ là một vài phần nghìn mà thôi. Nhanh thất vô mạch không phải là căn bệnh quá khó với ngành y, tuy nhiên đa số bệnh nhân đến bệnh viện đều ở giai đoạn muộn hoặc là quá muộn , việc cứu chữa bệnh nhân ở tình trạng đó luôn khó, rất khó và tỷ lệ thất bại luôn là chủ yếu… Theo chúng tôi để cứu được một bệnh nhân nhanh thất vô mạch cần rất nhiều yếu tố trong đó trình độ bác sỹ, y đức… là yếu tố cần nhưng chưa đủ, sự may mắn và đặc biệt là phản ứng nhanh nhạy, thái độ xử lý quyết đoán, kịp thời lại là yếu tố quan trọng nhiều hơn trong những trường hợp như thế và ca cấp cứu thành công bệnh nhân Hoàng Ngọc Giang 56 tuổi ở thị trấn Yên Bình – Yên Bình – Yên Bái là một ví dụ chứng minh cho nhận xét đó.
Bệnh nhân Hoàng ngọc Giang đến viện Hùng Vương vào lúci 7 giờ sáng ngày 02 tháng 06. Sau khi được tiếp nhận vào phòng cấp cứu với tình trạng lơ mơ , tiếp xúc chậm , da tái lạnh,vã mồ hôi, môi tím tái, niêm mạc nhợt nhạt. Bệnh nhân thở nháp và nói không thành tiếng. Huyết áp tụt : 85/50mmHg. Mạch : 220 lần / phút. Nhận thấy bệnh nhân đang rơi vào tình trạng nguy kịch, các BS và điều dưỡng trực cấp cứu cho mắc máy theo giõi Monitor và thiết lập đường truyền ngoại vi và khẩn cấp ghi điện tim Đứng trực bên máy điện tim, khi mới được hơn ½ đạo trình BS Trang đã nghĩ nhiều tới một trường hợp “Cuồng thất “ và ngay lập tức BSCK cấp I, phó khoa HSCC Lương Minh Tuấn được mời đến phòng cấp cứu để phối hợp chẩn đoán, tuy nhiên khi việc ghi điện tim két thúc thì cũng là lúc bệnh nhân kiệt sức lịm dần ngay trước mặt các Y bác sỹ, đúng lúc đó bác sỹ Tuấn đã có mặt tại phòng cấp cứu có lẽ trong lúc chạy từ khoa hồi sức ra phòng cấp cứu anh đã tư duy và lập trình sẵn những việc phải làm trước một tình huống cực kỳ khẩn cấp, mạng sống của người bệnh chỉ còn được tính bằng giây nên ngay khi tiếp túc bệnh nhân gàn như ngay lập tức BS Tuấn cho y lệnh shock điện với mức năng lượng là : 50J. và điều kỳ diệu đã đến, Sau cú shock điện “ Định mệnh” đó bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch, toàn trạng tỉnh táo hơn , chỉ số sinh tồn đã trở về ổn định. Mạch : 75 lần/p, Huyết áp : 120/70mmHg. Niêm mạc đã đỡ nhợt nhạt hơn môi và đầu chi không còn tái lạnh nữa. Chỉ trong vài phút đầu buổi sáng nhưng bằng tất cả những nỗ lực của mình , bằng sự tự tin, bản lĩnh và bằng tấm lòng lương y một lần nữa các bác sỹ và điều dưỡng phòng cấp cứu của bệnh viện Hùng Vương đã giành lại từ tay thần chết một bệnh nhân mắc phải căn bệnh cực kỳ hiểm ngèo và bây giờ khi tôi dang viết lại câu chuyện này thì nhân vân chính,bệnh nhân Hoàng Ngọc Giang của chúng tôi đang ngồi… ăn cháo.
Hình ảnh điện tâm đồ của bệnh nhân Giang trước và sau shock điện
“Có nhiều và rất nhiều những câu chuyện thần tiên giữa đời thực và đây là một câu chuyện tương tự như thế . “ đó là lời nói của vợ bệnh nhân Giang sau khi chứng kiến chồng của mình từ cõi chết trở về.
Nụ cười đã nở trên môi bệnh nhân Giang
Chúng tôi không cần những lời hoa mỹ để tôn vinh công việc đang làm mà chỉ cần nụ cười hạnh phúc của tất cả bệnh nhân sau khi vượt qua những giây phút hiểm ngèo để trở về với cuộc sống đời thường. Vẫn còn đâu đó những bài viết phê phán công việc của chúng tôi , vẫn còn đâu đó những sai xót y khoa đáng lên án. “ con sâu làm dầu nồi canh “. Chúng tôi những nhân viên công tác trong ngành y nói chung và trong mái nhà Hùng Vương nói riêng đang tự hoàn thiện mình hơn để được nhìn thấy nhiều hơn những nụ cười của người bệnh khi đến với chúng tôi.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa Hùng Vương Phú Thọ