Bệnh nhân tử vong và bàn luận về cách đối xử với người chết.

            Bệnh nhân nặng không qua khỏi và tử vong tại bệnh viện, một câu chuyện không hề mới. Ở tây, ở ta, ở thành thị hay ở nông thôn đâu đâu cũng có. Tuy nhiên thời gian gần đây dư luận xã hội luôn dậy sóng khi những hình ảnh vô cùng thương tâm, vô cùng phản cảm thậm chí vô cùng rùng rợn…
           Bệnh nhân tử vong, vì không có tiền thuê phương tiện, người thân đành bó chiếu chở tử thi về nhà bằng xe máy, hay khiêng vác…xuất hiện trên mặt báo, nhưng chỉ dậy sóng, chỉ xót xa rồi bàn luận, lên án không thôi thì câu chuyện thương tâm này sẽ không bao giờ có hồi kết, nó sẽ xuất hiện ở nhiều nơi khác nữa, thực tế những câu chuyện như thế đã tồn tại từ rất lâu trong cuộc sống nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà bây giờ mới xuất hiện trên mặt báo và một vài phương tiện thông tin đại chúng khác và cũng vì thế mà bây giờ dư luận mới có cơ hội để mà dậy sóng để mà bàn luận. Trên thực tế, để duy trì trật tự xã hội, để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của người dân, nhà nước đã  ban hành rất nhiều đạo luật, rất nhiều chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội, nhằm đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ của người sống nhưng chúng ta thử tìm xem, hình như cả luật cũng như hệ thống chằng chịt các chính sách an sinh xã hội của chúng ta hiện nay chưa có đạo luật, luật hoặc văn bản dưới luật nào quy định nhóm thái  độ và hành vi ứng xử với người chết. Đành rằng sống, chết vốn là quy luật của tự nhiên nhưng chết cũng có hàng trăm ngàn kiểu khác nhau, chết do tuổi già là cái chết thuận theo quy luật, thường có dự tính và trù bị trước, cha ông ta đã có câu “Trẻ làm ma già làm hội”, tạm thời cái chết này chúng ta không bàn đến.

Kế tiếp nhóm nguyên nhân dẫn đết cái chết đứng thứ hai là chết do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thương tích, do gia súc, thú giữ tấn công chết do đâm chém đánh, giết nhau… đây là các tình huống chết đặc biệt bất thường, người thân hoàn toàn bị động và không bao giờ có sự toan tính, trù bị, vài phút trước họ là một công dân, một con người khỏe mạnh bình thường nhưng chỉ một giây, một phút sau họ trở thành “Người chết” hẳn trong chúng ta ít nhất cũng “lạnh gáy” một vài lần khi thấy xác một  người sấu số nào đó nằm chết ở vệ đường, trên mình đắp manh chiếu, một vài nén hương thắp vội…Trời nắng đã đành có khi trời mưa, bùn đất nhem nhuốc… Hình ảnh đó cũng  động chạm đến lòng trắc ẩn của biết bao nhiêu người có lương tâm, tất cả các trường hợp chết như thế mọi thủ tục pháp y, mổ xẻ, khám nghiệm tử thi… cũng được tiến hành ngay tại hiện trường tức là trên mặt đường, trên nền đất…trời nắng, trời mưa, giữa thanh thiên bạch nhật, trước sự chứng kiến của bất cứ ai… thích chứng kiến và sau khi hoàn tất thủ tục pháp y thân nhân của người sấu số hoàn toàn tùy nghi, thuận lợi thì thuê xe dịch vụ tang lễ, không có điều kiện thì xe taxi, xe tải, xe lam và thậm chí là xe ôm, xe máy, khiêng vác…                Tóm lại nếu ai trong chúng ta không may gặp tai nạn mà phải chết bất thường thì mọi việc ngay sau đó, người chết sẽ được những người sống bao gồm cả các cơ quan chức năng đối xử rất “Không bình thường” như đã nêu ở trên, chỉ có điều những hình ảnh vô cùng “Rùng rợn” thậm chí là tàn nhẫn ấy nhìn mãi hóa thành quen và chẳng ai bàn luận đến nữa. Nếu so sánh giữa hai hình ảnh, một người chết, sau đó được một vị bác sỹ pháp y và kíp phụ tá của ông ấy mổ sẻ từ gót chân đến đỉnh đầu, bị lột hết quần áo, cắt da lọc tóc, cắt xương ngay trên mặt đường quốc lộ, nơi tai nạn xẩy ra, chỉ cách vài mét thôi hàng đoàn xe với hàng ngàn người qua lại vùn vụt… với hình ảnh một bệnh nhân sấu số nhưng có hoàn cảnh quá khó khăn, rồi được người thân bó chiếu khiêng về nhà, chưa biết hình ảnh nào sẽ gây sự xúc động và phản cảm nhiều hơn. Từ những câu chuyện về những cái chết bất thường như thế, thiết nghĩ đã đến lúc  pháp luật của nhà nước không nên chỉ dừng lại ở phạm vi điều chỉnh hành vi của người sống mà cần có những chế tài, quy định quy tắc ứng sử văn minh hơn với cả những người đã chết.  Dù khi trái tim không còn đập, họ là tử thi, họ đã trở thành một vật vô chi vô giác, họ sẽ đi vào cõi vĩnh hằng, trở về với đất mẹ không một lời kêu than trách móc nhưng trước đó họ cũng đã là một con người với đầy dủ những quyền lợi, nghĩa vụ và bổn phận, họ chết một phần do lỗi của chúng ta, những người đang sống, họ cần phải được đối sử công bằng, lịch sự và có văn hóa hơn. Câu trả lời và những giải pháp xin gửi những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gửi cơ quan pháp luật, gửi cơ quan văn hóa, gửi chính quyền các cấp vì ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam chúng ta  đều trực thuộc sự quản lý của chính quyền các cấp, gửi thê hệ kế tiếp của chúng ta,với một mong muốn Sống và chết vốn đã là quy luật thì phải để quy luật thật công bằng và thuận theo lẽ tự nhiên.

Cuối cùng nhóm nguyên nhân chết thứ ba cũng thường hay xẩy ra đó là chết do bệnh tật, do suy nhược, suy kiệt… và những cái chết này thường xẩy ra ở bệnh viện, tuy bình thường người thân của người bệnh  không có sự chuẩn bị trước nhưng cũng không quá bất ngờ so với nhóm thứ hai, tuy nhiên khi bệnh nhân còn nằm lại bệnh viện dù tình hình đã rất xấu, bệnh tật đã hết sức nguy kịch thì thân nhân của họ vẫn còn đang hy vọng và khi điều không may xảy ra, bệnh nhân diễn biến nặng hơn và trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh thì phần lớn người thân của họ đều rơi vào tình cảnh bấn loạn, đau sót, hoảng hốt và khi câu chuyện chuyên môn kết thúc, tấm ga trắng kéo qua mặt người sấu số thì cũng là lúc câu chuyện mới lại bắt đầu. Hẳn chúng ta chưa quên ở một bệnh viện nọ chỉ vì chanh giành chở tử thi về quê mà các nhóm quyền lực trong bệnh viện đâm chém, thanh toán lẫn nhau, họ tốt đến vậy sao? Tranh giành cái chuyện mà không nhiều người muốn làm, đưa tử thi về quê? Xin thưa không phải là như vậy, ở một số nơi khi người bệnh trút hơi thở cuối cùng  thì ngay lập tức họ trở thành đối tượng làm ăn của một nhóm người  nhiều tiền nhưng ít lương tâm, họ trục lợi, làm tiền trên xác chết của người sấu số. Và cũng  giống như câu chuyện ở trên, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta hiện nay tuyệt nhiên chưa có một quy định nào để điều chỉnh hành vi, cách ứng xử với người chết ở các đơn vị, cơ sở y tế. Gần đây báo chí cũng bàn luận nhiều về câu chuyện được coi là khá nhạy cảm này nhưng giường như chúng ta cũng chỉ mới dừng lại ở phạm vi bàn luận mà thôi, bệnh nhân vẫn cứ chết và con đường ra khỏi nhà xác mỗi bệnh nhân lại có cơ hội thể hiện một “đẳng cấp” khác nhau, người thì đi bằng xe sang, người đi bằng xe chuyên dụng nhưng cũng không ít kẻ ra về bằng xe máy, xe thô sơ…
Và gần đây trên VTV đài truyền hình Việt Nam có đề cập đến cách làm khá nhân văn của bệnh viện đa khoa Hùng Vương, một  bệnh viện do tư nhân đầu tư tại tỉnh Phú Thọ, đó là lãnh đạo bệnh viện cam kết, bất cứ bệnh nhân nào đến cấp cứu tại bệnh viện mà không qua khỏi, bệnh viện sẽ miễn toàn bộ chi phí cho cuộc cấp cứu đồng thời bệnh viện giành riêng một chiếc xe cứu thương để đưa người xấu số về quê, chiếc xe này được “Giành riêng” cho việc vận chyển bệnh nhân tử vong.

31
Hình ảnh chiếc xe BVĐK Hùng Vương giành riêng cho việc chở tử thi
                  Nhờ chính sách này mà hàng trăm người sấu số đã thoát được cảnh phải  về nhà bằng nhưng phương tiện nhếch nhác như ở một số nơi khác, người thân của bệnh nhân tử vong cũng bớt đi những lo toan, khó khăn, bối rối và thoát khỏi sự bao vây, làm tiền của những kẻ táng tận lương tâm, tuy nhiên cách làm này cũng chỉ mang tính tự phát và chưa có ở nhiều nơi, trong khi đó mỗi ngày trên cả nước hàng trăm trường hợp bệnh nhân nặng vẫn tử vong và con đường ra khỏi nhà xác bệnh viện vẫn gập gềnh, nhếch nhác khác nhau, nên chăng các nhà hoạch định và xây dựng chính sách y tế ngoài việc ban hành các chế tài điều chỉnh  hành vi khám chữa bệnh của người sống cũng cần lưu tâm đến các chế tài quy định nhóm quy tắc, hành vi, ứng sử với bệnh nhân tử vong, nhất là hiện nay theo cơ chế thị trường một số bệnh viện đã coi bệnh nhân là khách hàng, vậy khi  còn sống bệnh nhân là khách hàng , họ là một đối tác tham gia vào mối quan hệ cung cầu, là bên mua dịch vụ, vậy khi họ chết thì đối tác của họ tức là cơ sở y tế có cần xác lập trách nhiệm giàng buộc hay không?
                 Trong lúc những câu hỏi ở hai tình huống nêu trên chưa có lời giải, cách tốt nhất là, chúng ta những người sống hãy lựa chọn một cách ứng xử thích hợp nhất để đối xử với người chết một cách văn minh, công bằng nhất, ví dụ như cách mà tập thể thầy thuốc của bệnh viện đa khoa Hùng Vương đã làm, dù có ảnh hưởng chút ít về tài chính nhưng những cử chỉ đẹp ấy như những nén tâm hương đã và sẽ tiếp tục được thăp lên để khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta, chúng ta sẽ thấy lương tâm thanh thản và nhẹ nhõm hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, hy vọng câu chyện mang nhiều tính nhân văn này sẽ có ở nhiều nơi hơn…

Tác giả bài viết: Phạm Văn Học – Chủ tịch HĐQT BVĐK Hùng Vương

Nguồn tin: benhvienhungvuong.vn